Bên cạnh một số ưu điểm vượt trội như ít gây tác động đến tử cung, ít đau đớn, quá trình phá thai tương đối tự nhiên (như sảy thai), kín đáo, riêng tư… thì phá thai bằng thuốc cũng tồn tại một số nhược điểm.
Bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về một số tác dụng phụ của phá thai bằng thuốc.
Thuốc phá thai (Hình minh họa) |
Tác dụng phụ của phá thai bằng thuốc
Việc phá thai bằng thuốc chỉ dành cho những trường hợp có thai không vượt quá 7 tuần tuổi cũng như sức khoẻ của thai phụ ổn định.Nếu như bạn không tuân thủ các quy trình chặt chẽ của phá thai bằng thuốc thì có thể gặp một trong các vấn đề sau.
Thai chết lưu: Đây là trường hợp bạn uống thuốc phá thai, thai đã ngừng phát triển nhưng không bị đẩy ra khỏi cơ thể người phụ nữ mà vẫn nằm lại trong tử cung. Khi này bắt buộc bác sỹ sẽ phải thực hiện các can thiệp ngoại khoa như hút, nạo để lấy phôi thai ra ngoài.
Sót nhau, sót thai: Khác với trường hợp thai chết lưu, sót nhau, sót thai là khi thai phụ uống thuốc phá thai, thai đã được đẩy ra ngoài nhưng một phần của thai vẫn bị sót lại trong tử cung. Lúc này bắt buộc thai phụ phải đi hút hoặc nạo để lấy toàn bộ thai ra ngoài, nếu không tử cung của bạn sẽ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Thai bị dị tật: Đây là biến chứng thường gặp khi bạn đã mang thai rất lớn nhưng vẫn cố tình phá thai bằng thuốc. Thuốc phá thai không đủ tác dụng để phá thai nhưng lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể khiến thai bị dị tật bẩm sinh.
Băng huyết: Việc uống thuốc phá thai có thể dẫn đến một biến chứng rất nguy hiểm, đó là băng huyết. Băng huyết là tình trạng chảy máu không kiểm soát. Nếu như chị em không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong là cực kỳ cao.
Viêm nhiễm phụ khoa: Khi phá thai bằng thuốc chị em thường bị chảy máu khá lâu, khoảng 2 tuần lễ. Nếu như chị em không thực hiện công tác vệ sinh cá nhân tốt thì rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là các bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét